Những hư hỏng là điều không thể tránh khỏi trong quá trình vận hành. Các dấu hiệu này cần phát hiện sớm giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa. Đồng thời, quá trình điều khiển xa được đảm bảo an toàn. Qua các dấu hiệu trên làm sao để "bắt bệnh" và thay má phanh cơ xe máy như thế nào. Mời bạn cung tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Trong quá trình sử dụng, bạn nên mang xe đi kiểm tra nếu thấy má phanh xuất hiện những dấu hiệu sau:
Đây là dấu hiệu thường xuyên xảy ra, tiếng phanh kêu to nhiều hơn thường lệ. Hơn nữa, xe không giảm tốc độ khi bóp phanh.
Nguyên nhân: Má phanh bị mài mòn dẫn tới đĩa và khung má ma sát tạo nên tiếng ồn.
>>Xem Thêm: Má Phanh Làm Từ Gì Và Nên Dùng Loại Má Phanh Nào Là Tốt
Ở những người sử dụng phanh đĩa, tình trạng này xảy ra khá phổ biến. Đó là khi không sử dụng phanh nhưng xe phát ra tiếng kêu, cảm giác xe bị mắc.
Nguyên nhân: Do đĩa phanh dính bụi bẩn, nước trong quá trình di chuyển. Bên cạnh đó cũng có thể do đĩa phanh bị cong, vênh làm 1 số bộ phận bị ma sát dẫn đến phát ra tiếng kêu.
Hiện tượng này rất ít khi xảy ra trong khi đi lại. Tuy nhiên, khi mắc phải lại rất khó để xử lý.
Nguyên nhân: Dầu phanh để lâu sẽ bị khô, làm pít tông không đẩy vào được, khiến phanh với đĩa phanh bám lấy nhau.
Tình trạng này khiến xe đi chậm, cảm giác bị cản lại. Khi bóp phanh bị chật, không được thật tay.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính thường do đĩa phanh bị cong vênh. Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy phần đĩa bị cong bằng mắt thường. Ngoài ra còn do các yếu tố bên ngoài như nước, bụi bẩn lọt vào dầu phanh gây kẹt ở pít tông. Đôi khi, sử dụng má phanh chất lượng kém, địa hình di chuyển phức tạp cũng có thể gây cứng má phanh.
Chuẩn bị: 1 câu chòng 12/14, 2 cây chòng 17/19, 1 tờ giấy nhám, 1 tuốc nơ vít, 1 ít mỡ bò.
Bước 1: Dựng chân chống giữa, mở ốc bánh xe. Sau đó lần lượt mở ốc đũa và rút đũa phanh, ốc hãm, rút trục và tháo bánh xe ra.
Bước 2: Tháo cặp má phanh cơ của xe máy.
Bước 3: Tẩy sạch mảng bám má đùm bằng cách dùng xăng hoặc bình xịt.
Bước 4: Tháo trục phanh, rửa sạch trục và bôi trơn bằng mỡ bò.
Bước 5: Lắp cặp má phanh lưu ý không sử dụng lò xo cũ do đã đạt đến giới hạn mỏi kim loại, dễ gẫy.
Bước 6: Kiểm tra đùm xe, nếu có vết xước thì dùng giấy nhám chà mặt trong đùm cho đều nhau.
Bước 7: Lắp bánh xe, quay bánh xe và nhấn phanh ôm đùm xe, siết chặt ốc trục xe.
>>Xem Thêm: Má Phanh Bị Mòn, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý
Để quá trình thay má phanh cơ xe máy hiệu quả, an toàn nhất, bạn cần:
Trước khi thay má phanh cần vệ sinh sạch sẽ xe.
Thường xuyên kiểm tra dầu mỡ để xác định nguyên nhân gây kẹt xe.
Lựa chọn trung tâm xe máy uy tín, chất lượng, bảo hành phù hợp để đảm bảo má phanh tốt.
Sau khi thay mới nên rà phanh lại để tăng cường độ bám dính giữa má và đĩa phanh.
Tuyệt đối không nên sử dụng má cũ phanh mới, dễ để lại vân xước trên má làm hỏng đĩa.
Trên đây là một số thông tin HTF muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng nhữn thông tin này giúp bạn lựa chọn mình má phanh phù hợp nhất. Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin, bạn có thể liên hệ ngay đến số 0944554356. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tận tình chi tiết nhất !!!
Công ty HTF chuyên cung cấp các loại phụ tùng xe máy hàng đầu.
Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới.
Liên kết với hãng xe Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggo, Sym...
Hệ thống đại lý phân phối trên khắp toàn quốc.
Địa chỉ: Số 52 Ngõ 19 Trần Quang Diệu, P. Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Email: phutunghtf@gmail.com.
Website: https://phutunghtf.vn/.
Fanpage:https://www.facebook.com/phutunghtf.vn.
Hotline: Hỗ trợ bảo hành 0944.554.356 - Hỗ trợ mua hàng: 0968.565.156.
Chia sẻ bài viết:
Website đang chờ xin cấp phép Bộ Công Thương
liên kết với chúng tôi: