Để vận hành xe máy an toàn, chủ xe cần kiểm tra phương tiện thường xuyên để phát hiện tình trạng hư hỏng, hao mòn của các bộ phận, đặc biệt là má phanh xe máy. Sau thời gian dài sử dụng, má phanh có xu hướng bị mòn dần, gây ảnh hưởng đến sự an toàn khi vận hành xe. Việc kiểm tra độ mòn má phanh tương đối dễ dàng, bạn có thể tự làm được điều này. Hãy cùng HTF đi tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu cũng như cách xử lý khi má phanh bị mòn.
Trước khi tìm hiểu dấu hiệu và cách xử lý má phanh bị mòn, chúng ta cần hiểu má má phanh là gì và vai trò của má phanh.
Má phanh là bộ phận quan trọng được sử dụng để giúp chiếc xe dừng đúng lúc, và kiểm soát tốc độ trong nhiều tình huống bất ngờ. Má phanh có tác dụng cố định các đĩa phanh để làm giảm tốc độ của chúng.
Má phanh được đặt tại bộ phận kẹp phanh và các chi tiết đẩy má phanh trên đĩa được gọi là pít tông. Cũng giống như các bộ phận khác trên xe, má phanh chịu tác động của việc ăn mòn qua thời gian sử dụng. Vậy nên cần được thay mới trước khi xảy ra những việc ngoài ý muốn.
Sau một thời gian sử dụng, má phanh xe máy bị mòn khiến cho quá trình vận hành xe gặp nhiều vấn đề. Bạn có thể kiểm tra má phanh bị mòn bằng một trong những dấu hiệu sau đây:
Khi bị mòn má phanh sẽ xuất hiện tiếng kêu khi thực hiện bóp phanh
Có thêm lực kéo tác động khi phanh xe, khiến xe không chạy theo ý mình
Xe bị giật lại bất thường khi đang dừng đỗ
Khi bóp phanh, phanh xe không ăn như bình thường, khiến quãng đường bị kéo dài thêm
Khó kiểm soát vận tốc của chiếc xe khi đang điều khiển
Đĩa phanh bị biến dạng, không còn hình dáng như ban đầu.
Ngoài ra sau một thời gian sử dụng nhất định, má phanh xe máy có thể bị mòn. Để nhận biết dấu hiệu này nhanh nhất, bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng xe máy thường xuyên. Tránh ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như phòng tránh những tai nạn không mong muốn.
Vậy phải làm gì khi má phanh xe máy bị mòn, dưới dây là một số cách xử lý khi má phanh bị mòn.
Nếu xe của bạn đang có những dấu hiệu trên thì bạn có thể xem ngay những cách giải quyết sau.
Nếu thấy má phanh xe máy bị mòn, bạn nên đưa xe của mình đi kiểm tra ngay. Việc này giúp bảo vệ bạn và những người xung quanh tránh được những nguy hiểm. Khi má phanh không hoạt động tốt. Nhân viên tại trung tâm bảo dưỡng sẽ kiểm tra và quyết định xem có nên thay thế hay có thể tiếp tục sử dụng.
Khi sử dụng má phanh xe máy mới bị mòn, chưa quá nghiêm trọng thì bạn có thể tiếp tục sử dụng tiếp. Tuy nhiên, thời gian này bạn cần chú ý cần phải thường xuyên kiểm tra vệ sinh xe. Tránh để nước mưa, bùn đất, bụi bẩm bám vào, khiến cho má phanh bị mòn. Khi vệ sinh xe, nếu thấy đĩa phanh bị cong vênh, khiến bó phanh thì bạn nên điều chỉnh hoặc thay thế.
Tốc độ khi di chuyển là một trong những nguyên nhân khiến xe máy bị mòn. Vì nguyên nhân gây mòn má phanh là do quá trình sử dụng phanh gấp quá nhiều. Do đó, bạn nên hạn chế di chuyển với tốc độ cao để tránh việc phanh xe đột ngột, khiến má phanh bị mòn đi.
Ngoài ra, trong quá trình điều khiển xe. Bạn có thể kết hợp đồng thời cả phanh trước và phanh sau. Tuy nhiên cần kết hợp một cách từ từ, cẩn thận để tránh làm bó bánh. Gây nguy hiểm khi đang lái xe.
Nếu sau quá trình sử dụng, má phanh bị mòn quá nghiêm trọng. Bạn nên cân nhắc đến việc thay má phanh mới. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại má phanh được sản xuất với công nghệ hiện đại, chất lượng cao, đảm bảo mang lại an toàn cho người sử dụng.
Giá má phanh xe máy hiện nay đang giao động trong khoảng 80.000 - 2000.000 đồng. Tùy theo nhu cầu, tài chính mà bạn nên lựa chọn dòng má phanh phù hợp nhất. Tuy nhiên khi thay má phanh, bạn nên đến những cơ sở uy tín, chất lượng để tránh nhận phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Để chọn được má phanh xe máy chất lượng, đòi hỏi rất nhiều tiêu chí. Nếu bạn đang lo lắng và không biết nên mua sản phẩm nào tốt, bạn có thể tìm đến HTF. HTF là đơn vị chuyên cung cấp các loại má phanh chất lượng cao, cho người sử dụng.
Như vậy khi bạn phát hiện má phanh bị mòn qua những dấu hiệu trên. Thì hãy mang xe đến trung tâm bảo dưỡng để được kiểm tra và thay thế. Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn hiểu và biết cách xử lý để tránh những hậu quả đáng tiếc. Chúc bạn thượng lộ bình an trên mọi chặng đường.
Chia sẻ bài viết:
Website đang chờ xin cấp phép Bộ Công Thương
liên kết với chúng tôi: